Thị trường Việt Nam hầu như là nhập siêu nên đây được xem là thị trường hấp dẫn cho các Công ty Dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Nếu như trước đây, các nhà nhập khẩu Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF thì hiện nay, các Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng đang có kế hoạch chuyển dần sang hình thức mua FOB nhằm mở ra cơ hội cho các Doanh nghiệp Logistics Việt Nam khai thác. Thế nhưng, một phần khá lớn trong thị trường này vẫn nằm trong tay các hãng Logistics nước ngoài vì có nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà họ cũng chính là người nhập khẩu hàng nhiều nhất.
Tìm Hiểu Các Dịch Vụ Logistics Tại Việt Nam Chủ Yếu Hiện Nay
Hiện nay, do nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao nên các Dịch vụ Logistics tại Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Một số quốc gia nhập hàng về Việt Nam đa số như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Úc, Đức, Pháp, Malaysia,…hoặc bạn có thể gửi ngược hàng hóa từ Việt Nam đến những quốc gia đó.
Mặc dù Logistics ở Việt Nam ra đời chậm hơn so với các quốc gia ở nước ngoài nhưng cũng đảm bảo về chất lượng dịch vụ, về tính chuyên nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển. Có nhiều người kinh doanh Dịch vụ Logistics theo dạng Công ty hoặc theo hình thức cá nhân nhưng nếu bạn là khách hàng thì cần ưu tiên sử dụng Dịch vụ của các Công ty để được đảm bảo về sự uy tín và mọi quyền lợi chính đáng khi sử dụng dịch vụ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP (ngày 30/12/2017), trong đó quy định 17 loại kinh doanh Dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Các loại Dịch vụ Logistics được cung cấp cụ thể bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
- Dịch vụ chuyển phát
- Dịch vụ đại lý khai báo thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Các dịch vụ khác, bao gồm các loại hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường biển
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Các dịch vụ khác do thương nhân dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Đối với các thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc 17 loại Dịch vụ Logistics trên phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Còn đối với thương nhân kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh Logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể trên còn phải tuân thủ các quy định về Thương mại điện tử (TMĐT). Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh Dịch vụ Logistics.
Bên cạnh đó, chi phí Logistics của Việt Nam dự trù khoảng 25% GDP của Việt Nam (tức cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Thái Lan). Chính chi phí logistics cao đã làm giảm hiệu quả những cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam đã quá cũ kỹ và quá tải, hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các nhà sản xuất Việt Nam không tích cực sử dụng các dịch vụ thuê ngoài 3PL (Third party Logistics) của nước ngoài.
Quy Trình Các Bước Thực Hiện Dịch Vụ Logistics Hiện Nay Ra Sao?
Sau khi hiểu rõ về Dịch vụ Logistics là gì, tiếp theo là quy trình các bước sử dụng dịch vụ. Vậy Logistics thực hiện quy trình như thế nào?
- Giai đoạn 1: Nhận đơn hàng từ phía khách hàng.
- Giai đoạn 2: Nhân viên của Dịch vụ Logistics trực tiếp tư vấn thông tin về đơn hàng, chính sách, thời gian nhận hàng,…và nhiều thông tin liên quan khác để khách hàng nắm rõ
- Giai đoạn 3: Hàng hóa sẽ chuyển về kho và được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của ngành vận tải hàng
- Giai đoạn 4: Công ty Dịch vụ Logistics sẽ tiến hành hỗ trợ khách hoàn tất giấy tờ, thủ tục để đơn hàng có thể thông quan mau chóng, dễ dàng
- Giai đoạn 5: Hàng hóa được thông quan, chuyển về bằng đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Hàng hóa sẽ về nhanh chóng, đúng với thời gian như đã dự kiến trước đó.